Bạn đang quan tâm đến Na2O là oxit gì và liệu Na2O có tan được trong nước không? Hãy cùng tìm hiểu về tính chất hóa học và vật lý của Na2O để có câu trả lời chi tiết nhé!

Na2O là oxit gì? Na2o có tan được trong nước không?

Na2O là công thức hóa học của Natri Oxit
Na2O là công thức hóa học của Natri Oxit

Na2O là công thức hóa học của Natri Oxit, một oxit bazơ. 

Na2O tan được trong nước, sản phẩm sau phản ứng là đung dịch bazơ không màu, trong suốt, không vị, không mùi, có khả năng làm chuyển màu quỳ tím thành xanh và phenolphthalein thành hồng.

Nó được tạo thành khi kim loại Natri tiếp xúc với khí Oxi. Sự kết hợp giữa tính khử mạnh của Natri và tính oxi hóa cao của Oxi cho phép phản ứng xảy ra ngay tại điều kiện bình thường mà không cần kích thích từ nhiệt độ hoặc chất xúc tác.

Khối lượng phân tử là 62 g/mol.

Nhiệt độ nóng chảy của Na2O là 1132oC và nhiệt độ sôi là 1950°C.

Natri Oxit là một chất rắn, có màu trắng và cấu trúc tinh thể lập phương.

Na2O hòa tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt, không màu, không mùi.

Dung dịch này cũng ăn mòn, có thể gây tổn thương da và vải nên thường được gọi là xút ăn da.

Một số phản ứng hóa học với Na2O

Phản ứng Na2O + H2O tạo ra 2NaOH.

Xem thêm:  CO3 có hóa trị bao nhiêu? Hóa trị của nhóm gốc CO3 bao nhiêu?

Na2O có khả năng tác dụng với các oxit axit khác để tạo ra muối.

Ví dụ, phản ứng Na2O + CO2 tạo ra Na2CO3.

Ngoài ra, Na2O cũng phản ứng với dung dịch axit tạo ra muối và nước.

Ví dụ, phản ứng Na2O + 2HCl tạo ra 2NaCl + H2O.

Điều chế Na2O như thế nào?

Một phương pháp để tạo Natri Oxit là cho kim loại Natri tiếp xúc với khí Oxi.

Do khả năng khử mạnh của Natri và tính oxi hóa cao của Oxi, phản ứng xảy ra ngay cả ở điều kiện phòng mà không cần kích thích từ nhiệt độ hoặc chất xúc tác. Phản ứng diễn ra theo công thức: 4Na + O2 → 2Na2O.

Một phương pháp khác để sản xuất Na2O là đun nóng peoxit, hiđroxit, nitrit hoặc nitrat với Natri. Phương trình hóa học cho phản ứng này là: 2NaOH + 2Na → 2Na2O + H2.

5/5 - (1 bình chọn)